FPTS-bản tin tuần cuối tháng 10, Cập nhật khuyến nghị mới VGT

Kính gửi khách hàng NGUYỄN TRUNG HIẾU,

Để hỗ trợ những thông tin và nhận định cho tuần giao dịch 18/10-22/10/2021, Em xin gửi Bản tin thị trường với những nội dung chính sau:

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Phiên đầu tuần cuối của tháng 10 đem đến cho nhà đầu tư nhiều diễn biến bất ngờ. VNINDEX bật tăng lên ngưỡng 1.395 điểm nhờ lực kéo từ một số cổ phiếu trụ như VHM, MWG, MSN, POW,… giao dịch khởi sắc. Tuy nhiên, áp lực cung đẩy mạnh đẩy mạnh vào cuối phiên khiến chỉ số kết phiên với mức giảm -0,28%, đạt 1.385,4 điểm.

·         Nhóm bảo hiểm: trở thành tâm điểm của thị trường với hàng loạt cổ phiếu tăng mạnh. BVH, BMI hay VNR đều kết phiên tăng trần trong khi BIC tăng 2,3% hay PVI tăng 7,1%. Câu chuyện nới giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và thoái vốn tại một số số doanh nghiệp đang tạo động lực tốt cho lĩnh vực Bảo hiểm.

·         Nhóm tài chính chịu áp lực bán mạnh. Cổ phiếu ngân hàng hầu hết chìm trong sắc đỏ ngoại trừ CTG tăng 0,8%. Nhóm cổ phiếu chứng khoán gặp áp lực bán mạnh với mức trug bình ngành quanh 2%, mạnh nhất là VDS, FTS, HCM,….

·         Nhóm dầu khí: Tiếp tục giữ đà tăng PVB, PLX, PVS Riêng GAS và PVD chỉnh nhẹ < 1%

·         Nhóm cổ phiếu Xây dựng – Bất động sản tiếp tục chứng kiến sắc xanh chiếm ưu thế. Các cổ phiếu tăng điểm nổi bật có thể kể đến như HBC (+3,3%), C4G (+4,9%), LCG (+3,3%), NDN (+7%), IJC (+3,3%),… Vận động tích cực cũng là diễn biến tại nhóm Đá xây dựng khi NNC (+7%), DHA (+2,4%), VLB (+3%),…

Khối lượng khớp lệnh trên HOSE tăng mạnh và ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày 23/09/2021, đạt 868 triệu đơn vị. Khối ngoại bán ròng mạnh hơn 1,1 nghìn tỷ đồng trên HOSE

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Hỗ trợ:            1.370-1.375

Kháng cự:       1.400-1.420

Biên độ tuần:   1.370-1.400

Thị trường đóng cửa tại mốc 1385,4 giảm 3,84 điểm, tương ứng ~ 0,28% so với phiên cuối tuần trước, thanh khoản giao dịch cáo nhất từ ngày 23/6 khi vượt 31% so với TB 20 phiên, và cao hơn 16% so với tuần liền trước. Nhìn chung mức giảm của chỉ số chung không lớn nhờ sự phân hóa của nhóm cổ phiếu trụ.

Xu hướng dài hạn của chỉ số vẫn là xu hướng tăng, với mức hỗ trợ là 1.300-1.320. Trong ngắn hạn, chỉ số vẫn chưa thoát được vùng tích lũy 1.375-1.400 kéo dài gần 2 tuần nay, với diễn biên phiên hôm qua, chỉ số có thể sẽ test lại mốc1.370-1.375 một lần nửa, nếu lực cầu tiếp tục gia tăng ở vùng giá thấp sẽ hỗ trợ thị trường về lại mốc 1.400. Tuy nhiên, nếu áp lực bán vẫn cao có thể chỉ số sẽ cần kiểm định lại mốc 1.340-1.350 (tương ứng với MA50 và MA100).

Về các chỉ báo khác:

ü  MACD vẫn cắt lên đường tín hiệu và trên 0, nhưng histogram đang thu hẹp dần

ü  RSI duy trì ở mức trên 60.

Nhận định: Diễn biến thị trường giằng co mạnh khi chỉ số tiến sát ngưỡng tâm lí và đỉnh cũ 1.400-1.420. Dự kiến chỉ số có thể kiểm định lại mốc hỗ trợ 1.370-1.375 trong phiên hôm nay.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Đây là thời gian ra BCQ3 các doanh nghiệp sẽ làm phân hóa nhóm ngành thị trường - Đợi thông tin để tạo sự đột biến và đánh giá vào tuần cuối quý, nên thị trường khả năng sẽ có nhiều biến động.

·         Đối với nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu: Tiếp tục ưu tiên nắm giữ khi thị trường đang duy trì xu hướng tích cực, hạ margin về mức 0 khi thị trường đi vào diễn biến tăng nóng.

·         Đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt lớn: Theo dõi và giải ngân ở những ngành có dòng tiền vào như dòng chứng khoán (đặc biệt các cổ đầu ngành SSI, HCM, VND), nhóm Thép (HPG, HSG), Năng lượng (GAS, PLX, BSR, PVS, TDM, GEG), BĐS (VHM, NLG, KBC, IJC).

Danh mục cổ phiếu khuyến nghị

Cập nhật KQKD KBC Quý 3/2021:

Doanh thu quý này của KBC đạt 325 tỷ đồng tăng 60,6% so với cùng kỳ năm trước, luỹ kế 9 tháng đạt 3.077 tỷ đồng tăng gần 231%. KBC ghi nhận lỗ sau thuế quý 3/2021 hơn 59 tỷ đồng, cùng kỳ 2020 lỗ gần 9 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng KBC lãi sau thuế 733 tỷ, gấp hơn 7 lần cùng kỳ năm trước nhưng chỉ hoàn thành 36,65% kế hoạch năm. Nguyên nhân chính là do chi phí tài chính quý này của KBC tăng đột biến, cao hơn 100 tỷ so với cùng kỳ năm trước, lên tới 178 tỷ đồng.

Cập nhật khuyến nghị mới VGT

·         Mảng sợi được hưởng lợi bởi nhu cầu tiêu thụ tăng cùng với làn sóng tăng giá của hàng hóa.

Đầu năm 2021 chứng kiến giá một loạt hàng hóa tăng mạnh: dầu, cà phê, thép,…trong đó, sản phẩm sợi cũng chịu ảnh hưởng bởi làn sóng này. Mặc dù nguyên liệu đầu vào là giá bông thế giới cũng đang xu hướng tăng, các doanh nghiệp làm sợi vẫn được hưởng lợi nhờ giá sợi tăng nhanh hơn. Đồng thời, nguồn cung sợi trên thế giới dự kiến vẫn ở mức thấp trong khi nhu cầu nhập khẩu sợi từ Trung Quốc tăng cao có thể hỗ trợ việc xuất khẩu sợi của Việt Nam. Với sản phẩm là các loại sợi (bao gồm sợi tự nhiên và sợi nhân tạo), mảng sợi của VGT được hưởng lợi từ việc giá bán tăng, đồng thời, các công ty thành viên thuộc VGT giảm ảnh hưởng tiêu cực do giá đầu vào tăng

·         Mảng may phục hồi nhờ các đơn hàng truyền thống quay lại và chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.

Với kỳ vọng cuộc sống trở lại bình thường (do các quốc gia đã có kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh và việc tiêm vắc – xin đang được triển khai nhanh chóng), nhu cầu mua sắm của người dân sau một năm bị kìm nén sẽ tăng trưởng trở lại. Điều này giúp các hãng thời trang lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh, từ đó tác động tích cực đến các đơn hàng may truyền thống tại các nhà máy may tại Việt Nam.

·         VGT nằm trong danh mục thoái vốn của nhà nước năm 2021-2022. Đây là chất xúc tác cho giá cổ phiếu với kỳ vọng giá thoái vốn cao và được thoái cho nhà đầu tư chiến lược giúp tăng tính linh hoạt trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp về dài hạn.

KQKD quý 3 của VGT đạt mức tăng trưởng cao với doanh thu thuần đạt 4.077 tỷ đồng, tăng 23,2% so với cùng kỳ và LNST đạt 286 tỷ đồng, tăng 108,8% cùng kỳ.

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Lịch quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu:

Chúc khách hàng nhiều sức khỏe và thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Phạm Thị Thu Thủy

Chuyên viên tư vấn đầu tư

Tel:                   +84 28 6255 5686 (Ext.8959)

Fax:                  +84 02 0324 60200  

Mobile:              0919 697 218

E-mail:              thuyptt2@fpts.com.vn 

Address:           299 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, TP.HCM 

Website:           www.fpts.com.vn 

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*** CẢNH BÁO BẢO MẬT THÔNG TIN ***

Thông điệp này chỉ dành cho cá nhân/tổ chức được nêu tên/được chỉ định nhận và có thể chứa thông tin đặc quyền và tuyệt mật. Nếu bạn không phải là người được chỉ định nhận thông điệp này, bạn không được phép phổ biến, phân phát hay sao chép thông tin này. Nếu bạn nhận được thông tin này do lỗi của người gửi, xin vui lòng báo cho người gửi biết ngay lập tức bằng cách gửi email trả lại và xoá thông điệp gốc.  Xin chân thành cảm ơn! 

 

 

 

FPTS - Bản tin tuần giao dịch 18-22/10/2021

Kính gửi khách hàng NGUYỄN TRUNG HIẾU,

Để hỗ trợ những thông tin và nhận định cho tuần giao dịch 18/10-22/10/2021, Em xin gửi Bản tin thị trường với những nội dung chính sau:

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Vnindex đã có một tuần giao dịch khá tích cực khi chỉ số tiền dần sát về ngưỡng kháng cự. Mở phiên đầu tuần, VNIndex ngập tràn trong sắc xanh dòng tiền phân bổ đều ở các nhóm ngành. Trong những phiên giao dịch tiếp theo, VNIndex tích lũy trong biên độ hẹp cho thấy sự giằng co giữa hai bên cung và cầu. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức ổn định xấp xỉ trung bình 20 phiên. Dòng tiền liên tục luân chuyển giữa các nhóm ngành, tỷ trọng phân bổ dòng tiền có sự gia tăng trở lại ở nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VNIndex dừng lại tại mốc 1392,70 điểm tăng 1,45%, thanh khoản thị trường đạt 3,472 tỷ cổ phiếu tăng 6,56% so với tuần trước.

·         Nhóm ngân hàng: Kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng vào quý IV/2021 khi dịch bệnh được kiểm soát và nhu cầu tín dụng phục hồi lại: TCB (3,75%), STB (4,47%), MBB (2,53%), CTG (4,07%),…

·         Nhóm dầu khí: Tiếp tục giữ đà tăng trong ngắn hạn khi giá dầu thế giới bứt khỏi ngưỡng 80 USD/thùng: PVD (5,3%), PVS (1,06%), GAS (- 0,36%), PVG (- 1,1%), PVP (0,52%)…

·         Nhóm bất động sản khu công nghiệp: Có sự phân hóa giữa theo khu vực: LHG (5,24%), KBC (- 0,88%), VGC (- 1,72%), IDC (8,41%),…

·         Nhóm vật liệu xây dựng: Với sự hối thúc giải ngân đầu tư công nhóm cổ phiếu đá, xi măng, thép: HPG (2,87%), TVN (5,56%), KSB (4,86%), HT1 (- 0,8%), BCC (8,87%),…

·         Nhóm logistic: HAH (4,29%), GMD (- 0,57%), VSC (- 3,04%), ILB (2,27%),…

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 20.731.590 cổ phiếu trên sàn Hose với tổng giá trị bán ròng 697,13 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khớp lệnh mạnh nhất trong tuần là nhóm Ngân hàng (MBB, STB, LPB). Ngược lại, họ bán ròng ngành Thực phẩm & đồ uống, Chứng khoán (SSI, VND, HPG, VNM)

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Hỗ trợ:            1.370-1.375

Kháng cự:       1.400-1.420

Biên độ tuần:   1.370-1.400

Thị trường đóng cửa tại mốc 1392,7 tăng 19,97 điểm, tương ứng ~ 1,45% so với tuần trước, thanh khoản giao dịch đã có sự cải thiện khi vượt hơn 6% so với TB 20 tuần, và cao hơn gần 11% so với tuần liền trước cho thấy dòng tiền đang có xu hướng trở lại khi thị trường tích cực hơn.

Trên đồ thị ngày, chỉ số tạo gap tăng mạnh mẽ ngay trong phiên đầu tuần (tăng 21,3 điểm, tương ứng 1,56%), tuy nhiên dần về cuối tuần giao dịch càng giằng co hơn, khi VNIndex tiến sát ngưỡng kháng cự 1.400-1.420. Điểm tích cực là lực cầu phát huy tốt mỗi khi thị trường điều chỉnh, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá tích cực về thị trường trog ngắn hạn. Hỗ trợ ngắn hạn quanh 1.370-1.375 (gap tăng đầu tuần)

Về các chỉ báo đang đồng thuận cùng xu hướng tích cực:

ü  MACD vẫn cắt lên đường tín hiệu và trên 0, nhưng histogram đang thu hẹp dần

ü  RSI duy trì ở mức trên 60.

Nhận định: Thị trường tiếp tục hồi phục mạnh mẽ 2 tuần liên tiếp, tuy nhiên diễn biến trong tuần rồi có phần giằng co hơn khi chỉ số tiến sát ngưỡng tâm lí và đỉnh cũ 1.400-1.420. Dự kiến tuần này thị trường có thể kiểm định lại mốc hỗ trợ 1.370-1.375 (tương ứng gap tăng tuần rồi), sau đó lấy lại đà tăng tiến về kháng 1.400-1.420.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Đây là thời gian ra BCQ3 các doanh nghiệp sẽ làm phân hóa nhóm ngành thị trường - Đợi thông tin để tạo sự đột biến và đánh giá vào tuần cuối quý. Đồng thời cũng là tuần đáo hạn phái sinh (Thứ 5: 21/10/2021) nên thị trường khả năng sẽ có nhiều biến động.

·         Đối với nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu: Tiếp tục ưu tiên nắm giữ khi thị trường đang duy trì xu hướng tích cực, hạ margin về mức 0 khi thị trường đi vào diễn biến tăng nóng.

·         Đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt lớn: Theo dõi và giải ngân ở những ngành có dòng tiền vào như dòng chứng khoán (đặc biệt các cổ đầu ngành SSI, HCM, VND), nhóm Thép (HPG, HSG), Năng lượng (GAS, PLX, BSR, PVS, TDM, GEG), BĐS (VHM, NLG, KBC, IJC).

Danh mục cổ phiếu khuyến nghị

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Mỹ công bố báo cáo việc làm đáng thất vọng trong tháng 9

Trong tháng 9, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo thêm 194 000 việc làm, trong khi kỳ vọng của các chuyên gia lên tới 500 000 việc làm, theo Bộ lao động Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống 4.8%, khả quan hơn kỳ vọng 5.1% và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020 (Chi tiết).

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật tạm thời nâng trần nợ công

Ngày 14/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật tạm thời nâng mức trần nợ công lên 28.900 tỷ USD, giúp chính phủ nước này tạm đẩy lùi nguy cơ vỡ nợ liên bang cho tới ngày 3/12 (Chi tiết)

Xuất khẩu thủy sản tháng 9 giảm 23%, chặng đường phục hồi còn nhiều chông chênh.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, trong tháng 9, xuất khẩu các mặt hàng cá tra và các loại cá biển khác giảm lần lượt 36% và 65% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm giảm 21%, cá ngừ giảm 14%, mực bạch tuộc giảm 12% so với tháng 9/2020 (Chi tiết).

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống 2-2,5%

Mức dự báo GDP tăng trưởng 2-2,5% năm nay vừa đưa ra thấp hơn đáng kể so với con số 4,8% được đưa ra trước đó. WB cho rằng một số thách thức mà nền kinh tế gặp phải đó là thiếu hụt lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng, do việc cách ly xã hội kéo dài. WB khuyến nghị tiếp tục hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp để tái khởi động hoạt động kinh doanh, sau một thời kỳ dài đóng cửa (chi tết)

Lịch quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu:

Chúc khách hàng nhiều sức khỏe và thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Phạm Thị Thu Thủy

Chuyên viên tư vấn đầu tư

Tel:                   +84 28 6255 5686 (Ext.8959)

Fax:                  +84 02 0324 60200  

Mobile:              0919 697 218

E-mail:              thuyptt2@fpts.com.vn 

Address:           299 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, TP.HCM 

Website:           www.fpts.com.vn 

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*** CẢNH BÁO BẢO MẬT THÔNG TIN ***

Thông điệp này chỉ dành cho cá nhân/tổ chức được nêu tên/được chỉ định nhận và có thể chứa thông tin đặc quyền và tuyệt mật. Nếu bạn không phải là người được chỉ định nhận thông điệp này, bạn không được phép phổ biến, phân phát hay sao chép thông tin này. Nếu bạn nhận được thông tin này do lỗi của người gửi, xin vui lòng báo cho người gửi biết ngay lập tức bằng cách gửi email trả lại và xoá thông điệp gốc.  Xin chân thành cảm ơn! 

 

 

 

FPTS-Nhiều tín hiệu tích cực trong tuần giao dịch mới

Kính gửi khách hàng NGUYỄN TRUNG HIẾU,

Để hỗ trợ những thông tin và nhận định cho tuần giao dịch 11/10-15/10/2021, Em xin gửi Bản tin thị trường với những nội dung chính sau:

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Khi các thông tin tiêu cực về quý 3 đã phản ánh vào thị trường, kinh tế các tỉnh phía Nam đang dần khởi động trở lại thì VN-Index đã có 1 tuần giao dịch với 5 phiên tăng điểm liên tiếp. Tuần qua, VN-Index tăng 37,84 điểm (tương ứng tăng 2,83%), thanh khoản tăng 7,88% so với tuần giao dịch trước, đóng của tuần ở mức 1.372,73 điểm.

·         Đầu tuần, thông tin giá than thế giới liên tục thiết lập đỉnh giá mới, do khủng hoảng thiếu điện tại Trung Quốc, làm cho cổ phiếu than tiếp tục thu hút sự chú ý của giới đầu tư, nhưng càng về cuối tuần lại quay đầu sụt giảm.

·         Nhóm cổ phiếu bất động sản sau thời gian tích lũy đã bật tăng 3,44%, cổ phiếu NLG và LHG bứt phá đáng kể ở mức 6,54% và 8,65%, VHM tăng 3,77%.

·         Tuy dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong quý 3, nhưng nhóm cổ phiếu ngành thép vẫn được dự báo có kết quả kinh doanh tích cực, nên giá cổ phiếu HPG đã bật tăng hơn 4,33%, NKG tăng 7,7% hay POM tăng gần 10%. Nhờ vậy, nhóm ngành vật liệu xây dựng đã tăng mạnh 4,1% trong tuần qua.

·         Giá dầu WTI hay dầu Brent tăng hơn 5 tuần liên tiếp khiến cổ phiếu dầu khí có nhiều biến động. Đặc biệt, GAS có tuần thứ 2 bật tăng mạnh 8,9% chạm mốc 112,40 điểm, quay lại vùng đỉnh lịch sử hồi tháng 4/2018, đóng góp hơn 4,6 điểm cho VN-Index.

Khối ngoại: tiếp tục duy trì động thái bán ròng hơn 1.018 tỷ đồng trên sàn HOSE, chủ yếu bán ròng HPG, CTG, STB. Ngược lại, mua ròng TPB (giá trị 1.323 tỷ nhưng chủ yếu là GD thỏa thuận của SoftBank và các bên liên quan, dự kiến sẽ thực hiện giao dịch đến 3/11), DHC, GAS, VHM.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Hỗ trợ:            1.340-1.350

Kháng cự:       1.400-1.420

Biên độ tuần:   1.365-1.390

VN-Index đã có 1 tuần giao dịch với 5 phiên tăng điểm liên tiếp với tổng mức tăng là 37,84 điểm (tương ứng tăng 2,83%), đạy 1.372,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 3,13 tỷ cổ phiếu, cải thiện gần 8% so với tuần trước đó và chỉ thấp hơn 3% so với trung bình 20 tuần. Đóng cửa, chỉ số tao nến tăng mạnh với thanh khoản tốt, vượt khỏi xu hướng giao dịch tích lũy của 2 tuần trước đó cho thấy lực mua đang chiếm ưu thế.

Trên đồ thị ngày, tín hiệu giao dịch tích cực được duy trì khi đường MA ngắn (MA5, 20) cắt lên và nằm trên các đường MA dài (MA50, MA100). Tuy nhiên, có thể thị trường sẽ xuất hiện nhiều rung lắc khi tiến gần đến vùng 1.375-1.380. Vùng hỗ trợ hỗ tợ ngắn hạn là 1.350-1.360 tương ứng với đường MA5.

Về các chỉ báo đang đồng thuận cùng xu hướng tích cực:

ü  MACD vẫn cắt lên đường tín hiệu và trên 0.

ü  RSI duy trì ở mức trên 60.

Nhận định: Thị trường đã có động thái hồi phục mạnh mẽ sau hơn 2 tuần giao dịch giằng co. VN-Index tuần mới sẽ kiểm định lại vùng kháng cự gần nhất 1.375-1.380 điểm và nếu như có thể vượt qua vùng này chỉ số có thể hướng đến kháng cự cao hơn 1.400-1.420. Biên độ tuần 1.3665-1.390

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

VN-Index tăng cả tuần qua và vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý quan trọng 1350 với kết quả kinh doanh quý III/2021 đang dần lộ diện cho thấy tâm lý giao dịch của nhà đầu tư nhìn chung cũng đã trở nên lạc quan hơn đáng kể so với giai đoạn trước đây, thể hiện qua khối lượng giao dịch cải thiện so với tuần trước.

Trên góc nhìn kỹ thuật, việc kết tuần trên ngưỡng tâm lý 1.350 điểm VN-Index tiến tới vùng kháng cự gần nhất trong khoảng từ 1.375-1.380 điểm và nếu như có thể vượt qua vùng này chỉ số có thể hướng đến ngưỡng tâm lý 1.400 điểm. Vì vậy chiến lược trading tập trung vào nhóm ngành có câu chuyện với kết quả khả quan trong quý IV.

·         Đối với nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu: Tiếp tục ưu tiên nắm giữ khi thị trường đang duy trì xu hướng tích cực, hạ margin về mức 0 khi thị trường đi vào diễn biến tăng nóng.

·         Đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt lớn: Theo dõi và giải ngân ở những ngành có dòng tiền vào như dòng chứng khoán (đặc biệt các cổ đầu ngành SSI, HCM, VND), nhóm Thép (HPG, HSG), Năng lượng (GAS, PLX, BSR, PVS, TDM, GEG), BĐS (VHM, NLG, KBC, IJC).

Danh mục cổ phiếu khuyến nghị

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Mỹ công bố báo cáo việc làm đáng thất vọng trong tháng 9

Trong tháng 9, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo thêm 194 000 việc làm, trong khi kỳ vọng của các chuyên gia lên tới 500 000 việc làm, theo Bộ lao động Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống 4.8%, khả quan hơn kỳ vọng 5.1% và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020 (Chi tiết).

Dầu WTI vượt ngưỡng 80 USD/thùng, cao nhất kể từ 2014.

Giá dầu đã nhảy vọt trong những phiên gần đây cùng với đà leo dốc cúac các nhóm hàng hóa bao gồm khí thiên nhiên và than đá, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang bao trùm khắp châu Âu và châu Á. Trong phiên giao dịch ngày thứ 6, Hợp đồng dầu WTI tăng hơn 2% lên mức 80.09 USD/thùng, hợp đồng dầu Brent tăng 1.7% lên 83.32 USD/thùng (Chi tiết).

Chính phủ đồng ý thí điểm bay nội địa từ 10/10

Phó thủ tướng Lê Văn Thành đồng ý thí điểm bay nội địa từ ngày 10 đến 20/10/2021, với 38 chuyến bay nội địa mỗi ngày, trong đó, Hà Nội có 3 chuyến đến Đà Nẵng, Tp.HCM và Cần Thơ (Chi tiết).

Xuất khẩu thủy sản tháng 9 giảm 23%, chặng đường phục hồi còn nhiều chông chênh.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, trong tháng 9, xuất khẩu các mặt hàng cá tra và các loại cá biển khác giảm lần lượt 36% và 65% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm giảm 21%, cá ngừ giảm 14%, mực bạch tuộc giảm 12% so với tháng 9/2020 (Chi tiết).

 

Lịch quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu:

Chúc khách hàng nhiều sức khỏe và thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Phạm Thị Thu Thủy

Chuyên viên tư vấn đầu tư

Tel:                   +84 28 6255 5686 (Ext.8959)

Fax:                  +84 02 0324 60200  

Mobile:              0919 697 218

E-mail:              thuyptt2@fpts.com.vn 

Address:           299 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, TP.HCM 

Website:           www.fpts.com.vn 

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*** CẢNH BÁO BẢO MẬT THÔNG TIN ***

Thông điệp này chỉ dành cho cá nhân/tổ chức được nêu tên/được chỉ định nhận và có thể chứa thông tin đặc quyền và tuyệt mật. Nếu bạn không phải là người được chỉ định nhận thông điệp này, bạn không được phép phổ biến, phân phát hay sao chép thông tin này. Nếu bạn nhận được thông tin này do lỗi của người gửi, xin vui lòng báo cho người gửi biết ngay lập tức bằng cách gửi email trả lại và xoá thông điệp gốc.  Xin chân thành cảm ơn!