Đăng ký tài khoản tại đây: https://docs.google.com/forms/d/17YZBdMENr_m_xR1UJaIELvihdWpbwLB5u2ew4L56k6Y/edit Link zalo tư vấn: https://zalo.me/g/jrdlsj026 Kính gửi khách hàng NGUYỄN TRUNG HIẾU, Để hỗ trợ những thông tin và nhận định cho tuần giao dịch mới (20/09 - 24/09/2021), Em xin gửi Bản tin thị trường với những nội dung chính sau: Trước các hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF và đáo hạn hợp đồng phái sinh. VNIndex có một tuần giao dịch giằng co trong biên độ hẹp với sự đan xen giữa các phiên tăng giảm điểm. Trong phiên giao dịch cuối tuần, sắc xanh lan tỏa giữa các nhóm cổ phiếu. VN-Index dừng chân ở mốc 1.352,6 điểm tăng 0,54% so với tuần trước. Thanh khoản tuần đạt 3,46 tỷ cổ phiếu tương đương so với tuần trước đó. ü Nhóm cổ phiếu cổ phiếu dự kiến hưởng lợi sau dịch và chưa có mức tang nhiều trong thời gian qua, có sự bức phá như tiêu dùng tăng 4,6% (SAB +6,3%; SN +12,3%, BHN + 14%), dầu khí tăng 3% (PVS +10,6%, PVD +11,8%, BSR +5,6%), hàng không (HVN +6,8%), bán lẻ (MWG + 3,4%, FRT + 15,1%). ü Các cổ phiếu nhóm ngân hàng có sự phân hóa mạnh. Ở chiều tăng điểm: SGB tăng 10,4%, TPB tăng 8,3%, PGB tăng 7,2%, VPB tăng 3,6%… Ở chiều ngược lại: NVB giảm 15,3%, LBP giảm 3,1%, VCB giảm 2,1%, CTG giảm 1,6%,… ü Khối ngoại: Bán ròng 1,143 tỷ đồng trên cả 2 sàn tuần qua, chủ yếu MSN VHM….. Mua ròng mạnh nhất chủ yếu CTG với khối lượng 10,69 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 343,3 tỷ đồng. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT |  Hỗ trợ: 1.320 - 1.330 Kháng cự: 1.360 - 1.380 Biên độ tuần: 1.320 – 1.360 VNINDEX đóng cửa đạt 1352,64 điểm tăng 7,33 điểm tương đương +0,54% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 3,47 tỷ cổ phiếu cao hơn 7,1% so với trung bình 20 phiên gần nhất, cho thấy dòng tiền vẫn tích cực tham gia thị trường. Tuần đáo hạn phái sinh và cơ cấu quỹ ETF diễn ra khá trầm lắng, mặc dù có xuất hiện những lệnh mua/bán lớn trong phiên ATC ngày 17/09, nhưng chỉ số đã cân bằng lại vào cuối phiên và chinh phục thành công mốc 1,350. VNINDEX cần vượt qua vùng kháng cự 1.360 - 1380 trong ngắn hạn cùng sự đồng thuận về mặt thanh khoản để ủng hộ cho xu hướng tăng trung hạn bền vững hơn. Về các chỉ báo khác cũng ủng hộ cho xu hướng tăng điểm thị trường: ü Chỉ báo động lượng RSI tiếp tục duy trì xu hướng hồi phục. ü MACD cắt lên đường tín hiệu và mức 0 ủng hộ xu hướng hồi phục trong ngắn hạn. Nhận định: Nhìn chung, thị trường vẫn trong trạng thái giằng co, nhưng phiên cuối tuần đã có tín hiệu khá tích cực về điểm số. Trong tuần này chỉ số có thể kiểm định lại vùng kháng cự 1.360-1.380 CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH Thị trường đã hôi fphujc 3 tuần liên tiếp sau khi giảm mạnh bởi thông tin giãn cách trong tháng 8 với khối lượng giao dịch cải thiện trên trung bình 20 tuần (đạt trên 3,4 tỷ cổ phiếu, mỗi tuần) Dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu Midcap thuộc các ngành Điện, Dược, Cảng biển, Phân bón, Vật liệu xây dựng, Thủy sản…. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu của doanh nghiệp có câu chuyện (hưởng lợi từ dịch bệnh, chính sách, FDI, giá cả hàng hóa; doanh nghiệp tăng vốn, thoái vốn, M&A, chia cổ tức,…) và dự báo kết quả kinh doanh quý 4/2021 tăng trưởng mạnh. Bảng khuyến nghị cổ phiếu:  | THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG | Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 thấp thách thức kế hoạch phục hồi của ngành vận tải. Ngành vận tải dự kiến xây dựng nhiều kịch bản ứng phó ở cả 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không), đánh giá mọi khía cạnh, tác động và lấy ý kiến địa phương, người dân và doanh nghiệp. Điều này đảm bảo khi triển khai, kế hoạch không ảnh hưởng nhu cầu đi lại, phục vụ sản xuất kinh doanh, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (chi tiết). Bộ trưởng Tài chính: Ngân sách nhà nước hiện rất khó khan. Trong bối cảnh giãn cách xã hội ở 23 tỉnh thành, doanh nghiệp đang cực kỳ khó khăn, số thu thuế hiện giảm gần 50% và tới đây còn giảm nữa. "Vào lúc khó khăn này, đây chính là 'một miếng khi đói bằng một gói khi no' để hỗ trợ doanh nghiệp", Bộ trưởng nói (chi tiết). Vốn FDI chảy mạnh vào tâm dịch Bình Dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, nhưng kể từ đầu năm đến tháng 8, Bình Dương thu hút hơn 1,493 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, 42 dự án được cấp chứng nhận đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký 476,6 triệu USD và 21 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đăng ký tăng gần 793 triệu USD, số dự án góp vốn, mua cổ phần là 78 với tổng vốn 223,9 triệu USD. Riêng tháng 8, dịch bệnh hoành hành, nhưng Bình Dương vẫn thu hút được gần 34 triệu USD vốn FDI. (chi tiết) Chính phủ phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ về giải ngân vốn đầu tư công năm nay. Bộ Tài chính cho biết tổng số vốn giải ngân đến hết ngày 31/8 vừa qua đạt trên 187.285 tỷ đồng, đạt gần 41% kế hoạch vốn Thủ tướng đã giao, giảm so với con số hơn 46% của cùng kỳ năm trước. Tiến độ giải ngân trong 8 tháng vừa qua chậm hơn so với cùng kỳ, do đặc thù 2021 là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (chi tiết). Lịch quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu:  … Chúc khách hàng nhiều sức khỏe và thành công. | THÔNG TIN LIÊN HỆ | Phạm Thị Thu Thủy Chuyên viên tư vấn đầu tư Tel: +84 28 6255 5686 (Ext.8959) Fax: +84 02 0324 60200 Mobile: 0919 697 218 E-mail: thuyptt2@fpts.com.vn Address: 299 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, TP.HCM Website: www.fpts.com.vn  | | ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- *** CẢNH BÁO BẢO MẬT THÔNG TIN *** Thông điệp này chỉ dành cho cá nhân/tổ chức được nêu tên/được chỉ định nhận và có thể chứa thông tin đặc quyền và tuyệt mật. Nếu bạn không phải là người được chỉ định nhận thông điệp này, bạn không được phép phổ biến, phân phát hay sao chép thông tin này. Nếu bạn nhận được thông tin này do lỗi của người gửi, xin vui lòng báo cho người gửi biết ngay lập tức bằng cách gửi email trả lại và xoá thông điệp gốc. Xin chân thành cảm ơn!  |