FPTS-Bản tin thị trường đầu tháng 7, lưu ý mốc kháng cự 1.220-1.230

 

Nhóm zalo hỗ trợ đầu tư: Tại đây

Kính gửi khách hàng NGUYỄN TRUNG HIẾU,

Để hỗ trợ những thông tin và nhận định cho tuần giao dịch 04/07 - 08/07/2022, Em xin gửi Bản tin thị trường với những nội dung chính sau:

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Thị trường biến động mạnh trong tuần chốt NAV cuối quý 2.

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua chỉ số dừng ở mốc 1.198,9 điểm, tăng 13,4 điểm (tương ứng +1,13%). Khối lượng giao dịch đạt 2,4 tỷ cổ phiếu có sự sụt giảm nhẹ lần lượt là 3%; 7,5% so với tuần trước và TB 5 tuần gần nhất. GTGD trung bình tuần đạt gần 10.700 tỷ đồng => Chưa có dòng tiền mới tham gia hỗ trợ thị trường.

-          Đáng nói đến là sự hồi phục của nhóm cổ phiếu tài chính (Ngân hàng, Chứng khoán). Nhờ giá chiết khấu đến mức hấp dẫn kích thích dòng tiền bắt đáy tại 2 nhóm cổ phiếu này. NĐT có thể xem xét các cổ phiếu Ngân hàng có câu chuyện như Bán vốn, có thể ghi nhận phí đột biến (phí bảo hiểm, hoàn nhập trích phòng nợ xấu), nới room tín dụng trong 2 quý cuối năm: VPB, ACB, MBB, CTG. Về nhóm chứng khoán thông tin về việc sắp tới có thể giao dịch T+2 khiến NĐT lạc quan hơn về nhóm CP này. FTS (+19%), HCM (+8,5%), VND (+8,1%), VCI (+4,9%). Riêng FTS tăng mạnh nhất nhờ thông tin dối tác nhật bản đăng ký mua 5,7 triệu cổ phiếu từ ngày 28/6-26/7/2022.

-          Các cổ phiếu thuộc ngành phân bón – hóa chất như DGC, DCM và DPM đều gây tác động tiêu cực lên chỉ số trong bối cảnh giá phân bón đang bắt đầu hạ nhiệt do nguồn cung dồi dào từ Trung Quốc và chính sách xuất khẩu phân bón của Nga sang một số thị trường mục tiêu.

-          Các chỉ số vốn hóa lớn: Phân hóa. VNM, HPG đóng góp đáng kể vào đà tăng của chỉ số. Chiều ngược lại, hai cổ phiếu "họ Vin" là hai CP kìm chân VN-Index khi mỗi cổ phiếu kéo giảm gần 2 điểm của chỉ số.

-          Nước ngoài: Đây là tuần thứ 5 liên tiếp khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE với giá trị gấp 2,3 lần tuần trước ở mức 185 tỉ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 16,6 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 5 tuần qua, dòng vốn này mua ròng tổng cộng 3.969 tỉ đồng. Dòng tiền ngoại tập trung gom CTG với 235 tỉ đồng. Sau đó là VND (165 tỉ đồng) và MSN (147 tỉ đồng). Chiều bán dẫn đầu là NVL (191,4 tỉ đồng), DGC (191 tỉ đồng), VPB (168 tỉ đồng).

-          Tự doanh: sàn HOSE ghi nhận mức mua ròng đạt 420 tỉ đồng. Top cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là EIB (142,2 tỉ đồng), GEX (70 tỉ đồng), ACB (58,2 tỉ đồng). Ở chiều ngược lại, khối tự doanh chứng khoán bán ròng VIC (54,1 tỉ đồng), VCB (25,1 tỉ đồng), GAS (23,8 tỉ đồng) và STB (20 tỉ đồng).

 

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Hỗ trợ:                         1.150 - 1.160;

Kháng cự:                    1.220 - 1.230 (tương ứng MA20)

Biên độ tuần mới:       1.180 – 1.220

Trên đồ thị tuần, thị trường cả tuần tăng 13,42 điểm(+1,13%). Thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp và thấp hơn cả trung bình 5 tuần, tuy nhiên, nến tuần tạo nến spinning top, cho thấy áp lực bán đã giảm.

Phiên cuối tuần VNINDEX tăng 1,3 điểm, tương đương 0,11%, đóng cửa tuần tại 1198,9 điểm. Trên đồ thị ngày, VNINDEX phiên thứ 6 tạo nến tăng rút chân dài-Hammer, kèm theo thanh khoản đã có phần cải thiện hơn phiên trước, xấp xỉ với trung bình 20 phiên. Đây là tín hiệu tích cực ngắn hạn, kỳ vọng khiến chỉ số hồi phục về vùng kháng cự 1.220-1.230.

Các chỉ báo kỹ thuật khác:

·         MACD: dưới 0 và đường MACD cắt đường Sighnal từ dưới lên

·         RSI hướng lên

Nhận định: Thị trường có thể  tiếp nối quán tính tăng điểm cuối tuần trước, kịch bản thị trường sideway trong biên độ 1180-1220

 

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

·         NĐT nắm giữ nhiều cổ phiếu: Tuân thủ các ngưỡng chặn lời/cắt lỗ. Tận dụng các nhịp hồi về vùng kháng cự ngắn hạn để giảm tỷ trọng CP, các nhóm CP không có nền tảng cơ bản tốt, dòng tiền yếu. Tỷ trọng cổ phiếu 30%

·         - NĐT nắm giữ nhiều tiền mặt: Không Mua đuổi giá, tận dụng các nhịp rung lắc trong phiên để mua vào cp có nền tảng cơ bản tốt tăng trưởng lợi nhuận tích cực như FPT, MWG, GAS, BSR, PHR, …; nhóm cổ phiếu có tín hiệu tạo đáy ngắn hạn như Ngân hàng(CTG, ACB, MBB VPB); Chứng khoán(VCI, HCM, FTS, ..)

·         Cổ phiếu quan tâm: PVS, BSR, FPT, GEG, MBB, VGT, TNG, HHV, VCG,...

Lịch sự kiện trong tháng 7 cần lưu ý:

·         08/7: Mỹ Công bố tỷ lệ thất nghiệp

·         13/7: Mỹ Công bố CPI

·         18/7: Công bố rổ VN30

·         21/7: Đáo hạn phái sinh

·         27/7: Fed họp ( nâng lãi suất) – dự kiến nâng thêm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp này

·         28/7: Mỹ công bố GPD quý 2

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Nga bất ngờ giành quyền kiểm soát toàn bộ dự án dầu khí Sakhalin-2, giá khí đốt có thể tăng vọt (Chi tiết)

Sắc lệnh dài 5 trang nói rằng việc các đối tác nước ngoài có tiếp tục được ở lại trong Sakhalin-2 hay không sẽ do Chính phủ Nga quyết định. Đây được xem là một sự đáp trả của Moscow đối với các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt mà Mỹ và các đồng minh áp lên Nga liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine. Động thái của Nga có thể gây ra những đảo lộn mới trên thị trường LNG vốn dĩ đã thắt chặt, dù Moscow nói rằng chẳng có lý do gì để việc cung cấp các sản phẩm từ Sakhalin-2 gặp trở ngại

Công cụ theo dõi GDP của Fed báo hiệu Mỹ có thể đang trong suy thoái (Chi tiết)

công cụ GDPNow của Fed khu vực Atlanta – vốn theo dõi dữ liệu kinh tế theo thời gian thực và điều chỉnh liên tục – cho thấy GDP quý 2 giảm 2.1%. Cộng với đợt giảm 1.6% của quý 1/2022, kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái trên phương diện kỹ thuật.

Rút ngắn thời gian thanh toán, nhà đầu tư chứng khoán sắp thực sự được giao dịch T+2 (Chi tiết)

Theo trình tự bù trừ và thanh toán, VSD sẽ hoàn tất thanh toán chứng khoán và ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền vào 11h30-12h00 ngày T+2, thay vì khoảng thời gian 15h30-16h00 như hiện tại . Các công ty chứng khoán (thành viên lưu ký) có trách nhiệm thực hiện phân bổ ngay tiền và chứng khoán cho khách hàng sau khi VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán. Ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền (sau 12h00). Thành viên lưu ký thông báo VSD kết quả phân bổ tiền và chứng khoán cho nhà đầu tự chậm nhất 16h30 ngày T+2.

Lãi suất điều hành chưa tăng nhưng chính sách tiền tệ đã bắt đầu thắt chặt (Chi tiết)

Trong làn sóng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, đường hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) trong thời gian tới ra sao là một vấn đề còn đang gây thắc mắc. Hiện tại, NHNN vẫn khẳng định "tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành".

Sau khi công bố GDP quý 2/2022, Việt Nam được dự báo tăng trưởng cao nhất trong khối ASEAN-6

(Chi tiết)

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, GDP quý 2/2022 của Việt Nam tăng trưởng 7,7%. Con số này vượt xa mức dự báo trung bình 5,9% từ các tổ chức nghiên cứu trên thế giới. Dựa vào kết quả này, Ngân hàng UOB đã tăng mức dự báo năm 2022 của Việt Nam lên mức 7%. Trước đó, Ngân hàng UOB từng dự báo năm 2022, Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% và năm 2023 sẽ tăng trưởng 7%.

Chúc khách hàng nhiều sức khỏe và thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Phạm Thị Thu Thủy

Chuyên viên tư vấn đầu tư

Tel:                    19006446 (Ext.8959)

Fax:                  +84 02 0324 60200  

Mobile:              0919 697 218

E-mail:              thuyptt2@fpts.com.vn 

Address:           299 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, TP.HCM 

Website:           www.fpts.com.vn 

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*** CẢNH BÁO BẢO MẬT THÔNG TIN ***

Thông điệp này chỉ dành cho cá nhân/tổ chức được nêu tên/được chỉ định nhận và có thể chứa thông tin đặc quyền và tuyệt mật. Nếu bạn không phải là người được chỉ định nhận thông điệp này, bạn không được phép phổ biến, phân phát hay sao chép thông tin này. Nếu bạn nhận được thông tin này do lỗi của người gửi, xin vui lòng báo cho người gửi biết ngay lập tức bằng cách gửi email trả lại và xoá thông điệp gốc.  Xin chân thành cảm ơn!