Bản tin chứng khoán: Thị trường chiều chỉnh nhẹ, trước khi tiếp tục đà tăng điểm

 

Link zalo tư vấn: https://zalo.me/g/jrdlsj026

Kính gửi khách hàng  NGUYỄN TRUNG HIẾU,

Để hỗ trợ những thông tin và nhận định cho tuần giao dịch mới (09/08 - 13/08/2021), Em xin gửi Bản tin thị trường với những nội dung chính sau:

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

 

Thị trường bước vào tuần giao dịch đầu tháng 8 ghi nhận những tín hiệu lạc quan về điểm số lẫn thanh khoản. Chỉ số tăng liên tiếp 4 phiên, dễ dàng vượt kháng cự 1.340 (MA 50). Tuy nhiên, với tâm lý chốt lời của nhà đầu tư trong phiên cuối tuần, VNINDEX không thể giữ được mức điểm cao nhất (1.351 điểm) và quay đầu giảm nhẹ.

Chốt tuần, VNINDEX đạt mốc 1.341,45 tăng 31,4 điểm tương ứng 2,4%, thanh khoản giao dịch có sự cải thiện đáng kể và đạt 3,1 tỷ cổ phiếu – tăng 29,1% so với tuần trước. Dòng tiền nhà đầu tư đã bắt đầu cho thấy xu hướng quay lại với thị trường, khi có sự lan tỏa rộng ở nhiều nhóm ngành.

ü  Nhóm bất động sản nổi bật trong tuần qua với mức tăng cả tuần ở mức 7,44%. VIC (+5,7%), VHM (+5,17%), BCM (+6,9%), NVL (+3,3%) nhờ những thông tin khả quan về KQKD quý II – và thông tin cổ tức (Chi tiết).

ü  Nhờ giá cước vận tải liên tục tăng cao, nhóm ngành cảng biển cũng có mức tăng ấn tượng. GMD (+4,7%), HAH (+17,8%), ILB (+9,8%), PHP, TCL (+10%).

ü  Nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí hồi phục nhẹ, hầu hết các cổ phiếu có mức tăng dưới 5%.

ü  Khối ngoại: Tiếp tục mua ròng 2.411 tỷ đồng trên HOSE, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 1.322 tỷ đồng. Top mua ròng khớp lệnh có STB, SSI, MBB, HDB, HPG, MSN, ngược lại bán ròng VIC, VNM, VRE, GAS, VHM, SZC.

ü  Tự doanh: bán ròng 348 tỷ chủ yếu STB, TCB, HPG, LPB, DIG. Mua ròng FPT, KDH, VNM, MWG, VRE….

 

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Hỗ trợ:            1.320 - 1.330

Kháng cự:       1.370 - 1.380

Biên độ tuần:  1.320 - 1.350

VNI đóng cửa tuần ở mức 1341 điểm, tăng 31 điểm tương ứng +2.4% so với tuần trước. Thanh khoản thị trường được cải thiện đạt hơn 3.1 tỷ cổ phiếu xấp xỉ mức trung bình 20 tuần 3.2 tỷ cổ phiếu. Chart tuần tạo nến xanh tăng mạnh, tiếp tục xác nhận xu hướng tăng vẫn còn mạnh.

Tuy nhiên, phiên cuối tuần qua cho thấy dấu hiệu chốt lời ngắn hạn khi ghi nhận phiên giảm điểm đầu tiên sau chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp từ vùng hỗ trợ ngắn 1250 – 1270, kèm thanh khoản tăng 25% so với mức trung bình 20 phiên. Việc điều chỉnh này là cần thiết để cân bằng lại cung cầu và giúp thị trường đi lên bền hơn. Vùng hỗ trợ ngắn hạn là 1.320-1.325.

Các tín hiệu kỹ thuật khác cũng đang ủng hộ cho xu hướng hồi phục hiện tại:

ü  Chỉ báo động lượng RSI tăng lên mức gần 60.

ü  MACD cắt lên đường signal

Nhận định: Tiếp đà tăng mạnh từ tuần trước đó, thị trường vừa qua có những phiên giao dịch tăng mạnh từ đầu tuần. Tuy nhiên, Phiên cuối tuần ghi nhận giảm nhẹ kèm thanh khoản tăng cho thấy áp lực chốt lời đang hiện hữu. Khả năng tuần sau thị trường sẽ tiếp tục gặp áp lực chốt lời ngắn hạn vào đầu tuần, biên độ dao động dự kiến 1320 - 1350

 

KHUYẾN NGHỊ

Sau 9 phiên tăng liên tiếp thì phiên cuối tuần thì trường đã không giữ được sắc xanh, nhà đầu tư gia tăng chốt lời sau chuỗi dài tăng giá.

Dù vậy, dòng tiền nhà đầu tư đã bắt đầu cho thấy xu hướng quay lại với thị trường, khi có sự lan tỏa rộng ở nhiều nhóm ngành. Nên nhà đầu tư có thể canh những nhịp điều chỉnh của thị trường để mua vào tích lũy và nắm giữ những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong 2H/2021 khi thị trường. Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục 70%

Các cổ phiếu quan tâm:

ü  Nhóm Chứng khoán: SHS, VND, BSI, VDS

ü  Nhóm Ngân hàng: TCB, ACB, MBB, HDB, MSB

ü  Nhóm Bất động sản: KDH, NLG, NVL

ü  Nhóm Cảng biển: GMD, HAH

ü  Nhóm cổ phiếu cơ bản: MSN, FPT, HPG, PTB

Bảng khuyến nghị cổ phiếu mới 09/08/2021

Cổ phiếu

Ngày KN

View đầu tư

Vùng mua

Vùng bán

Ghi chú

TCB

09/08/2021

Trung và dài hạn

50-52

Mục tiêu: 64-65 (25%)

Cắt lỗ: < 48        (7,7%)

Mua mới

Mua thêm

ACB

09/08/2021

Trung và dài hạn

34-35

Mục tiêu: 42-44 (25,7%)

Cắt lỗ: < 33,2     (8%)

Mua mới

Mua thêm

HPG

09/08/2021

Trung và dài hạn

46.5-48

Mục tiêu: 60-62 (25%)

Cắt lỗ: < 45        (6,2%)

Mua mới

Mua thêm

TIN THỊ TRƯỜNG ĐÁNG CHÚ Ý

 

Sửa đổi thông tư 03: gỡ khó cho cả ngân hàng, doanh nghiệp (Chi tiết)

·        Mở rộng phạm vi hỗ trợ: NHNN xem xét cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản giải ngân sau ngày 10/6/2020. Hoặc xem xét không quy định thời gian phát sinh nợ trước ngày 10/6/2020 mà chỉ quy định về thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi để đảm bảo chủ động, linh hoạt trong thực hiện, tránh phải sửa đổi nhiều lần trong trường hợp dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp sau thời điểm 31/12.

·        Nới thời gian trích lập dự phòng bổ sung:  Các TCTD mong muốn được kéo dài thời hạn trích lập dự phòng bổ sung, có thể trong 5 năm, để giảm tải áp lực tài chính cho các TCTD, giúp các TCTD có thêm nguồn lực vừa phát triển kinh doanh, vừa triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn.

·        Tại buổi tọa đàm các đại biểu cũng kiến nghị NHNN xem xét đề xuất áp dụng biện pháp khoanh nợ đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà không phân biệt mục đích sử dụng vốn.

Gần 55.000 tỷ đồng "nhàn rỗi" có thể chảy ra thị trường (Chi tiết)

Đây là tổng hạn mức được lên kế hoạch bơm vào thị trường trong quý 3, qua kênh của Bộ Tài chính. Qua phương thức sử dụng nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP), các tổ chức trên thị trường (chủ yếu là các ngân hàng thương mại) khi cần nguồn tiền cân đối hoạt động có thể bán lại có kỳ hạn TPCP cho KBNN loại trong diện tổ chức này mua lại. Qua đó thị trường có thêm một nguồn tiền bổ sung ngắn hạn.

Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng của ngành dệt may (Chi tiết)

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sang tháng 8 với những khó khăn đang diễn ra vô cùng phức tạp, ngành dệt may rất khó có thể duy trì được các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tiên là khó khăn do việc thực hiện Chỉ thị 16 đã tạo áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp dệt may, làm tê liệt hệ thống sản xuất của doanh nghiệp ở 19 tỉnh phía Nam. Việc kiểm soát đi lại khiến sản xuất của doanh nghiệp bị đứt gãy, công nhân không đi làm được… nên rất khó cho đơn hàng sắp tới. Tiếp đến là khó khăn trong luân chuyển hàng hóa giữa các địa phương có dịch và từ nước ngoài vào Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng khó khăn chưa từng có và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới

Lịch quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu 02/08 - 06/08

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Phạm Thị Thu Thủy

Chuyên viên tư vấn đầu tư

Tel:                   +84 28 6255 5686 (Ext.8959)

Fax:                  +84 02 0324 60200  

Mobile:              0919 697 218

E-mail:              thuyptt2@fpts.com.vn 

Address:           299 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, TP.HCM 

Website:           www.fpts.com.vn 

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*** CẢNH BÁO BẢO MẬT THÔNG TIN *** 

Thông điệp này chỉ dành cho cá nhân/tổ chức được nêu tên/được chỉ định nhận và có thể chứa thông tin đặc quyền và tuyệt mật. Nếu bạn không phải là người được chỉ định nhận thông điệp này, bạn không được phép phổ biến, phân phát hay sao chép thông tin này. Nếu bạn nhận được thông tin này do lỗi của người gửi, xin vui lòng báo cho người gửi biết ngay lập tức bằng cách gửi email trả lại và xoá thông điệp gốc.  Xin chân thành cảm ơn!