Link zalo tư vấn: https://zalo.me/g/jrdlsj026 Kính gửi khách hàng NGUYỄN TRUNG HIẾU, Để hỗ trợ những thông tin và nhận định cho tuần giao dịch mới (02/08 - 06/08/2021), Em xin gửi Bản tin thị trường với những nội dung chính sau: Sau 3 tuần điều chỉnh mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua tuần giao dịch thăng hoa trở lại khi dịch bệnh ở TPHCM dần được kiểm soát. VN-Index đóng cửa tuần tăng +42 điểm, đạt 1.310 điểm, tăng mạnh so với tuần trước +3,25%, thanh khoản đạt 2,4 tỷ cổ phiếu giảm 9,5%. Chứng khoán, dầu khí, bất động sản, ngân hàng vẫn là những nhóm ngành thu hút dòng tiền trong thị trường. ü Nhờ kết quả kinh doanh tốt trong 6T/2021 cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng có sự hồi phục tốt trong tuần qua, nổi bật ACB (+9.55%), NAB (+31,58%), OCB (+6,01%), LPB (+8%),… (chi tiết) ü Nhóm dầu khi cũng có một tuần giao dịch khả quan cùng thị trường BSR (+11,5%), PVS (+6,9%), PVD (+5,5%), PVT (+5,1%). Lưu ý, PVD vừa công bố kết quả kinh doanh (KQKD) 6T/2021 với doanh thu hợp nhất đạt 1.112 tỷ đồng (-24%yoy), LNST đạt 60,6 tỷ đồng (-86,2%yoy). 6T/2021, PVD lỗ lũy kế khoảng 100 tỷ đồng, nên có thể sẽ bị đưa ra khỏi danh mục ký quỹ trong quý III/2021 (chi tiết) ü Cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán cũng hòa chung cùng nhịp hồi phục của thị trường SSI (+7,9%), VND (+10,5%), SHS (+9,3%) ü Một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác giao dịch tích cực như FPT (16/8 là ngày GD KHQ tạm ứng cổ tức 10% tiền mặt- chi tiết), HPG báo lãi kinh doanh cao kỹ lục (chi tiết). ü Khối ngoại: Mua ròng 723 tỷ đồng trên cả 2 sàn tuần qua, chủ yếu nhóm Ngân hàng và Bất động sản AGG NVL MSB …. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT |  Hỗ trợ: 1.285 – 1.295 Kháng cự: 1.3040 - 1.350 Biên độ tuần: 1.300 - 1.340 VNI đóng cửa tuần ở mức 1310 điểm, tăng 42 điểm tương ứng +3,25% so với tuần trước. Thanh khoản thị trường đạt hơn 2.4 tỷ cổ phiếu là tuần có thanh khoản thấp nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây (thấp hơn trung bình 20 tuần 25.48%). Nguyên nhân đây là tuần tích lũy tạo đáy sau 3 tuần giảm liên tiếp trước đó. Chart tuần tạo nến xanh tăng mạnh, xác nhận mẫu hình đảo chiều xu hướng. VNIndex đã có 1 tuần tăng điểm khá tích cực với thanh khoản tăng dần về cuối tuần. Phiên cuối tuần tạo Gap tăng giá với khối lượng cải thiện đáng kể tăng 38.8% so với phiên trước và tăng 8.8% so với trung bình 20 phiên. ü MACD cắt lên đường signal, Histogram chuyển từ âm qua dương. ü Chỉ báo động lượng RSI tăng lên mức 50. ü Đường band dưới của dải BolingerBands đã tăng trở lại. Nhận định: Sau nhiều phiên biến động hẹp với thanh khoản thấp trong xu hướng tích lũy thì phiên cuối tuần đã xác nhận phiên bùng nổ thoát khỏi xu hướng trước đó cùng với sự xác nhận của chỉ báo MACD và RSI. Với những tín hiệu này dự báo tuần sau dòng tiền đợi chờ bên ngoài sẽ bắt đầu nhập cuộc tạo sự sôi động giúp thị trường chính phục kháng cự 1.340. KHUYẾN NGHỊ Tuần qua thị trường đã phát tín hiệu xác nhận vùng đáy khi chỉ số VNIndex tăng 5 phiên liên tục với thanh khoản được cải thiện nhờ vào dòng tiền giao dịch của các quỹ cơ cấu theo chỉ số VN30 và VNFinlead. Dòng tiền lan tỏa đến hầu hết các nhóm ngành khi mặt bằng giá cổ phiếu đã thấp hơn, bên cạnh đó kết quả kinh doanh quý 2 tăng trưởng mạnh mẽ khiến cho tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn. Thị trường đang bước vào giai đoạn cuối của mùa báo cáo tài chính quý 2 và sắp tới là báo cáo soát xét 6 tháng. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư có thể canh những nhịp điều chỉnh của thị trường để mua vào tích lũy và nắm giữ những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt và dự báo tiếp tục tăng trưởng. Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục 70% Các cổ phiếu quan tâm: ü Nhóm Chứng khoán: SHS, VND, BSI, VDS ü Nhóm Ngân hàng: TCB, ACB, MBB, HDB, MSB ü Nhóm Bất động sản: KDH, NLG, NVL ü Nhóm Cảng biển: GMD, HAH ü Nhóm cổ phiếu cơ bản: MSN, FPT, HPG, PTB | TIN THỊ TRƯỜNG ĐÁNG CHÚ Ý | 7 tháng đầu năm nhập siêu 2,7 tỷ USD, tư liệu sản xuất chiếm 94% kim ngạch nhập khẩu (Chi tiết) Trong tháng 7 năm 2021, diễn biến dịch Covid-19 lần thứ 4 ngày càng phức tạp khiến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước phải thực hiện giãn cách, đã có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu 7 tháng đã giảm đáng kể so với tốc độ tăng 6 tháng đầu năm. Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 6 nhập siêu 455 triệu USD; tháng 7 ước tính nhập siêu 1,7 tỷ USD. Tính chung 7 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,7 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 8,69 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,1 tỷ USD. Linh hoạt trong kiểm soát lạm phát (Chi tiết) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 7 tháng đầu năm tăng 1,64% - mức thấp nhất 5 năm gần đây. Mức tăng này sẽ tạo dư địa cho Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát cả năm nay. Lạm phát mục tiêu năm nay là khoảng 4%. Tuy nhiên việc kiểm soát lạm phát không chỉ hướng thuần túy đến vấn đề thực hiện chỉ tiêu được giao, mà cần phải được đặt ra trong đa mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng, ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô, hỗ trợ chống dịch và là đòn bẩy cho sản xuất, kinh doanh cũng như ổn định tâm lý người tiêu dùng. Mỹ sẽ không áp bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào với hàng xuất khẩu của Việt Nam (Chi tiết) Đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao quyết định của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) về việc không ban hành bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 5 năm (2015-2020), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 230%, trong khi xuất khẩu từ Mỹ vào Việt Nam cũng tăng trưởng tới hơn 175%. Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. Riêng trong năm 2020 - năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Mỹ vượt qua mốc 90 tỷ USD (đạt 90.8 tỷ USD). Fed giữ nguyên lãi suất, nhận định kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi (Chi tiết) Kết thúc cuộc họp chính sách trong hai ngày 27 - 28/7, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan lập chính sách của Fed, thông báo giữ nguyên lãi suất ở 0 - 0,25% như dự đoán trên thị trường. Thị trường nhận định Fed không tăng lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, xác suất Fed tăng lãi suất trong năm 2022 tăng từ 54,4% trước cuộc họp lên 62% sau cuộc họp, chắc chắn sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên trước tháng 3/2023, theo công cụ FedWatch của CME và Reuters. Lịch quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu 02/08 - 06/08  | THÔNG TIN LIÊN HỆ | Phạm Thị Thu Thủy Chuyên viên tư vấn đầu tư Tel: +84 28 6255 5686 (Ext.8959) Fax: +84 02 0324 60200 Mobile: 0919 697 218 E-mail: thuyptt2@fpts.com.vn Address: 299 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, TP.HCM Website: www.fpts.com.vn  | | ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- *** CẢNH BÁO BẢO MẬT THÔNG TIN *** Thông điệp này chỉ dành cho cá nhân/tổ chức được nêu tên/được chỉ định nhận và có thể chứa thông tin đặc quyền và tuyệt mật. Nếu bạn không phải là người được chỉ định nhận thông điệp này, bạn không được phép phổ biến, phân phát hay sao chép thông tin này. Nếu bạn nhận được thông tin này do lỗi của người gửi, xin vui lòng báo cho người gửi biết ngay lập tức bằng cách gửi email trả lại và xoá thông điệp gốc. Xin chân thành cảm ơn!  |