FPTS - Bản tin thị trường đầu tháng 9

Đăng ký tài khoản tại đây: https://docs.google.com/forms/d/17YZBdMENr_m_xR1UJaIELvihdWpbwLB5u2ew4L56k6Y/edit

Link zalo tư vấn: https://zalo.me/g/jrdlsj026

Kính gửi khách hàng NGUYỄN TRUNG HIẾU,

Nhân dịp Quốc khánh 02/09/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ nghỉ giao dịch vào thứ Năm (ngày 02/09/2021), thứ Sáu (03/09/2021) và tổ chức giao dịch trở lại bình thường từ thứ Hai (ngày 06/09/2021). Chúc khách hàng nghỉ lễ vui vẻ !!

Để hỗ trợ những thông tin và nhận định cho tuần giao dịch mới (30/08 - 01/09/2021), Em xin gửi Bản tin thị trường với những nội dung chính sau:

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Thị trường tiếp tục điều chỉnh nhẹ tuần qua, sau tuần giảm mạnh trước đó. Khối Ngân hàng tiếp tục là gánh nặng cho thị trường khi nhà đầu tư lo ngại nợ xấu ngân hàng sẽ gia tăng sau đợt dịch thứ 4. VN-Index đóng cửa tuần đạt 1.313 điểm, giảm nhẹ -1,2% so với tuần trước, thanh khoản đạt 3,07 tỷ cổ phiếu giảm 32%.

ü  Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng (VCB, ACB, MBB, TCB, CTG,…) tiếp tục điều chỉnh, nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra cổ phiếu do lo ngại nợ xấu tăng Quý 3,4 năm 2021 ăn mòn lợi nhuận ngân hàng. Nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC, VHM,…), giảm nhẹ. Các cổ phiếu Bluechip sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững, kinh doanh tốt như FPT, MWG tăng nhẹ. MSN duy trì đà tăng mạnh mẽ do NĐT kỳ vọng Doanh nghiệp này hưởng lợi lớn khi nhu cầu tiêu dùng người dân tăng cao đột biến mùa dịch.

ü  Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khác là Dầu khí (GAS, BSR, PVS, PVD…) đi ngang, bất chấp giá dầu tăng mạnh 11% tuần qua.

ü  Nhóm cổ phiếu Phân Bón (DPM, DCM,…) + Điện (POW, PPC, NT2…) + Vật liệu xây dựng (HT1, BCC,…) vững vàng giữa giông bão do giá sản phẩm lên cao, cũng như nhu cầu gia tăng mùa dịch.

ü  Khối ngoại: Bán ròng 1.032 tỷ đồng trên cả 2 sàn tuần qua, chủ yếu HPG, MSN, VJC….. Mua ròng chủ yếu SSI, MBB…

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Hỗ trợ:            1.265 - 1.280

Kháng cự:       1.330- 1.350

Biên độ tuần:   1.310 – 1.340

VNIndex phiên đóng cửa tuần đã tạo cây nến Bullish Engulfing tăng mạnh bao trùm cả 3 cây nến tích lũy trước đó với khối lượng đồng thuận, cho thấy dòng tiền đã bớt e dè hơn và bắt đầu nhập cuộc trở lại.

ü  MACD đã giảm bớt độ dốc xuống, Histogram tạo đáy ngắn hạn và tăng trở lại.

ü  Chỉ báo động lượng RSI tăng lên gần ngưỡng trung bình 50.

ü  Tuy nhiên chỉ báo dòng tiền MFI vẫn dốc xuống chưa có dấu hiệu hồi phục.

Nhận định: Sau nhiều phiên biến động hẹp với thanh khoản thấp trong xu hướng tích lũy thì phiên cuối tuần đã mang đến tín hiệu tích cực về sự quay lại của dòng tiền. Tuy nhiên, với chỉ báo MFI chưa có dấu hiệu hồi phục nên nhìn chung sự phục hồi của chỉ số VNIndex chưa thật sự thuyết phục. Dự báo đà tăng nhẹ vẫn sẽ tiếp tục vào đầu tuần sau và sự xác nhận mạnh mẽ hơn của dòng tiền trước khi chỉ số hướng đến các ngưỡng kháng cự trên 1.330-1.350.

 

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Với thông tin tăng cường biện pháp phong tỏa từ ngày 23/8, thị trường đã bước vào nhịp điều chỉnh ngay từ đầu tuần thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Chỉ số VNIndex lui về kiểm định vùng hỗ trợ 1265-1285 điểm kèm với đó là thanh khoản sụt giảm.

Sau phiên giảm điểm mạnh vào cuối tuần trước với khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục thì trong tuần này dòng tiền tiếp tục rút ra khỏi các nhóm ngành Ngân hàng, Bất động sản (2 nhóm ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất trên thị trường). Dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu Midcap thuộc các ngành Điện, Dược, Cảng biển, Phân bón, Vật liệu xây dựng… góp phần giữ cân bằng thị trường không bị bán tháo.

Thị trường đã phát tín hiệu tốt vào phiên cuối tuần khi dòng tiền đã lan tỏa hơn, nhưng cần chờ đợi một phiên bùng nổ để thu hút dòng tiền và để xác nhận tín hiệu bước vào xu hướng tăng mới. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu của doanh nghiệp có câu chuyện (hưởng lợi từ dịch bệnh, chính sách, FDI, giá cả hàng hóa; doanh nghiệp tăng vốn, thoái vốn, M&A, chia cổ tức,…) và dự báo kết quả kinh doanh quý 4/2021 tăng trưởng mạnh.

 

Bảng khuyến nghị cổ phiếu:

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

8 tháng, giải ngân vốn FDI cả nước tăng 2% (Xem thêm)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trong tháng 8/2021 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng 7/2021. Tuy nhiên, tính cả 8 tháng năm 2021 vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ. Theo đó, tính đến ngày 20/8/2021, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Mỹ phát thông điệp tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam (Xem thêm)

Trong các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Phó Tổng thống Harris đã tái khẳng định cam kết của Mỹ về một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, cũng như một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, vững mạnh và kiên cường. Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam 44 triệu USD để ứng phó kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện vào đầu năm 2020. Các nhà sản xuất Mỹ cũng có cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam nhờ việc cắt giảm thuế suất MFN trong một số mặt hàng như ngô, lúa mì, và sản phẩm từ thịt lợn.

Ngân hàng củng cố 'tấm khiên' chống đỡ rủi ro (Xem thêm)

Thông tin của NHNN cho thấy, dưới tác động của dịch Covid-19, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng, từ mức 1,69% thời điểm cuối năm 2020 lên mức 1,78% vào cuối tháng 4/2021. Ghi nhận tại báo cáo tài chính đã công bố của gần 30 NHTM cũng chỉ ra, tổng nợ xấu nội bảng tăng 4,51% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Con số này chưa phải là quá lớn, nhưng nợ xấu tiềm ẩn thời gian tới từ các khoản cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là thách thức mà các ngân hàng sẽ phải đối diện. Theo chuyên gia, các số liệu về nợ xấu hiện nay chưa phản ánh đầy đủ nhất về tình hình thực tế, bởi các ngân hàng đang được phép cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN của NHNN.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2021 của Việt Nam giảm 5.8% so với tháng trước (Xem thêm)

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động thương mại. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8/2021 đều giảm so với tháng trước và cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa theo đó giảm 5.8% so với tháng trước, ước đạt 53.7 tỷ USD.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2021 giảm 4.2% so với tháng trước (Xem thêm)

Sản xuất công nghiệp trong tháng 8/2021 chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2021 giảm 4.2% so với tháng trước và giảm 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn tăng 5.6% so với cùng kỳ.

Lịch quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu 30/8-1/9

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Phạm Thị Thu Thủy

Chuyên viên tư vấn đầu tư

Tel:                   +84 28 6255 5686 (Ext.8959)

Fax:                  +84 02 0324 60200  

Mobile:              0919 697 218

E-mail:              thuyptt2@fpts.com.vn 

Address:           299 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, TP.HCM 

Website:           www.fpts.com.vn 

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*** CẢNH BÁO BẢO MẬT THÔNG TIN ***

Thông điệp này chỉ dành cho cá nhân/tổ chức được nêu tên/được chỉ định nhận và có thể chứa thông tin đặc quyền và tuyệt mật. Nếu bạn không phải là người được chỉ định nhận thông điệp này, bạn không được phép phổ biến, phân phát hay sao chép thông tin này. Nếu bạn nhận được thông tin này do lỗi của người gửi, xin vui lòng báo cho người gửi biết ngay lập tức bằng cách gửi email trả lại và xoá thông điệp gốc.  Xin chân thành cảm ơn!